Hiện nay trên nhiều nơi đã xuất hiện nhiều bản photocopy màu trông rất giống như bản chính. Nếu nhìn bằng mắt thường thì không thể phát hiện đâu là bản chính đâu là bản photocopy. Vì vậy, các cán bộ Tư pháp rất lúng túng khi người dân yêu cầu chứng thực bản sao này. Vậy có thể sử dụng bản photocopy màu để chứng thực được không? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Các vấn đề liên quan đến chứng thực bản Photocopy màu

Chứng thực bản sao từ bản chính là việc là của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để xác thực có đúng với bản chính hay không ( Căn cứ theo Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP)

Mà bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trên bản gốc.

Người thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính kiểm tra và đối chiếu với bản sao. Nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính không thuộc trường hợp không được chứng thực bản sao thì có thể thực hiện chứng thực.

 

Các loại giấy tờ không thể chứng thực bao gồm:

- Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm bớt các nội dung không hợp lệ

- Bản chính bị hỏng, quá cũ nát mà không thể xác định được nội dung

- Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.

- Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội, tuyên truyền kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tắc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức, vi phạm quyền công dân.

- Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định.

Ngoại trừ một số trường hợp không cần hợp pháp hóa lãnh sự:

Giấy tờ tùy thân do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho cá nhân như: Hộ chiếu, thẻ căn cước hoặc các giấy từ khác như thẻ thường trú, thẻ cư trú, giấy phép lái xe, bằng tốt nghiệp, chứng chỉ và bảng điểm kèm theo tốt nghiệp, chứng chỉ.

Chứng thực chữ ký người dịch trên bản dịch giấy tờ nếu cũng không phải hợp pháp hóa lãnh sự.

- Các loại giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Như vậy có thể thấy rằng bản photocopy màu từ bản chính có thể được sử dụng để chứng thực nếu bản photo màu đúng với bản chính và bản chính không thuộc các trường không được chứng thực trên.

Có thể chứng thực ở đâu và chi phí là bao nhiêu?

Sau khi sử dụng máy photocopy để sao chép so với bản chính thì theo Theo Điều 5 Nghị định số 23/2015 bạn có thể được chứng thực ở một trong những cơ quan tổ chức sau tùy thuộc vào các loại giấy tờ và văn bản được yêu cầu chứng thực:

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã);

- Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

- Tổ chức hành nghề công chứng (Phòng công chứng, Văn phòng công chứng);

- Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

Với mức thu phí khi chứng thực bản sao mới nhất theo Quyết định số 1024/QĐ-BTP năm 2018 TẠI ĐÂY

 XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT TIN TỨC KHÁC: 

Có nên mua máy photocopy công nghiệp để mở dịch vụ photocopy

5 tiêu chí để chọn mua thiết bị máy in văn phòng chất lượng